Phương pháp đo độ cứng shore A, shore D là gì?

Đối với các loại vật liệu có độ đàn hồi như cao su, chất dẻo, nhựa,... đều cần đo độ cứng để kiểm tra chất lượng, độ bền cho sản phẩm. Trong đó, phương pháp đo độ cứng Shore là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để xác định độ cứng cho các vật liệu này. Chúng tôi xin giới thiệu về phương pháp đo độ cứng Shore chi tiết giúp bạn hiểu thêm về phương pháp này để có thể lựa chọn được loại máy đo độ cứng hoặc chọn phương pháp phù hợp.


Giới thiệu phương pháp máy đo độ cứng SHORE

  Phương pháp đo độ cứng SHORE được phát triển vào những năm 1920, ông Albert F. Shore đã phát minh ra thiết bị đo lường tên Durometer. Phương pháp đo độ cứng theo Shore đo độ cứng trong điều kiện đàn hồi của vật liệu. Thường dùng để đo những chất dẻo như polime hay cao su.
  Độ cứng shore là đơn vị đo của độ bền vật liệu chống lại lực ấn từ các mũi thử. Trị số càng cao thì độ bền càng cao. Độ cứng Shore được đo bằng một dụng cụ phổ biến nhất được gọi là máy đo cứng (Durometer) và nó cũng được biết đến như là độ cứng Durometer.
  Máy đo độ cứng Durometer dùng tải trọng được áp vào nhờ một lực lò xo. Giá trị độ cứng được xác định bằng sự xuyên qua của đầu đo Durometer vào mẫu thử. Do tính đàn hồi của cao su và nhựa, trị số độ cứng có thể chuyển qua thời gian, tức là thời gian ấn vào đôi khi cũng được xem là trị số độ cứng. Đây cũng là loại máy đo độ cứng cao su được sử dụng phổ biến.
  Độ cứng Shore sử dụng thang đo Shore A hoặc Shore D, là phương pháp sử dụng cho cao su và vật liệu đàn hồi và cũng thường được sử dụng cho những chất liệu nhựa mềm hơn như là: polyolefins, fluoropolymers, và vinyls.
  Thang đo Shore A được sử dụng cho những vật liệu bằng cao su mềm, còn thang đo Shore D sử dụng cho vật liệu cứng hơn. Độ cứng Shore A liên quan đến những vật liệu đàn hồi như cao su và nhựa dẻo có thể được xác định với một dụng cụ được gọi là máy đo độ cứng Shore A.

Các phương pháp đo độ cứng Shore

  Phương pháp đo độ cứng Shore hay còn gọi là thang đo độ cứng Shore có thể xác định độ cứng vật liệu để kiểm soát chất lượng sản phẩm. Bạn có thể tham khảo phương pháp đo độ cứng Shore thông qua phương pháp cảm giác chạm, sử dụng máy đo độ cứng của vật liệu. Phương pháp chạm được đánh giá đơn giản, dễ thực hiện, không tốn chi phí. Tuy nhiên, kết quả phương pháp không đảm bảo được sự chính xác cao, khó kiểm chứng được chất lượng sản phẩm.
  Phương pháp máy đo độ cứng sử dụng công nghệ hiện đại, đảm bảo được độ chính xác cao, dễ thực hiện. Do vậy, các kỹ thuật viên ưu tiên sử dụng máy đo độ cứng Shore để kiểm tra chất lượng hàng hóa được chính xác nhất. Máy có độ phân giải cao, tốc độ xử lý nhanh cung cấp kết quả đo chính xác.
  Trên đây là phương pháp độ cứng Shore để xác định độ cứng vật liệu dẻo, cao su để tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hóa. Bạn có thể tham khảo thêm các thiết bị đo độ cứng từ Vecomtech để tìm hiểu thêm những thông tin chi tiết để chọn được phương pháp đo tốt nhất.

Thông tin khác